Tôi xuất thân trong gia đình buôn bán ở đất cảng Hải Phòng. Bố mẹ ly hôn, một mình mẹ gồng gánh nuôi con. Chịu bao đắng cay, bà gây dựng được sản nghiệp lớn. Tốt nghiệp đại học, mẹ đầu tư cho tôi sang Pháp học Thạc sĩ.
Mẹ tâm sự, từ bé bà ham học nhưng hoàn cảnh mồ côi nên phải bươn trải sớm, không được đến trường đầy đủ. Bao mơ ước bà đều dồn vào hai cô con gái rượu.
![]() |
Vòi tiền thách cưới bất thành, mẹ cô dâu hất đổ mâm trầu cau ngày ăn hỏi. Ảnh: Hùng Trần |
Ra ngoài xã hội, mẹ tôi có chanh chua, ghê gớm nhưng về nhà bà là người mẹ dịu dàng, thương con hết mực. Thứ quý giá nhất chúng tôi học được ở mẹ là sự mạnh mẽ. Dù ngày mai sóng gió có lớn đến mấy, mẹ vẫn kiên cường chống đỡ.
Quá khứ sống với người chồng vũ phu, keo kiệt nhiều năm trước khiến mẹ vẫn ám ảnh.
Bố kiếm ra tiền nhưng tính từng đồng với vợ con. Ngày mới sinh con đầu lòng, mẹ tôi mất sữa, phải nuôi con bằng sữa ngoài, mỗi tháng tốn kém một khoản kha khá. Bố tôi không thông cảm mà chửi bới om xòm, trách mẹ tôi là loại đàn bà ngu đần.
Sợ con bĩnh ra chăn, đệm, bố bắt hai mẹ con nằm dưới nền nhà, trải chiếu và lớp áo mưa. Chẳng may con tiểu ra là giặt chiếc áo mưa đó. Mỗi tháng, bố chỉ đưa mẹ một khoản nhỏ chi tiêu, điện nước trong gia đình. Tháng nào bội chi, kiểu gì mẹ tôi cũng bị bố càm ràm.
Nuốt nước mắt vào trong, mẹ gắng gượng chịu đựng. Cho đến năm sinh em gái tôi. Bố vì thèm khát con trai, đã đuổi ba mẹ con ra đường.
Mẹ tôi ôm con về nhà anh trai tá túc và ấp ủ kế hoạch làm giàu. Với kinh nghiệm buôn phụ tùng ô tô từ chồng cũ, bà tạo các mối của riêng mình.
Trải qua thăng trầm, mẹ hi vọng chúng tôi có được tấm chồng tử tế, yêu thương vợ con, không đi lại vết xe đổ của bà năm xưa. Ngày tôi đưa Phùng về ra mắt, nhìn thái độ của mẹ, tôi biết bà ưng ý.
Anh là trai Hà Nội, có học thức, bố mẹ làm cán bộ nhà máy nghỉ hưu, kinh tế không dư dả. Bù lại Phùng học giỏi, thi được học bổng đại học bên Mỹ.
Xét về trình độ, học thức và quan điểm sống, chúng tôi rất hòa hợp. Phùng qua lại nhà tôi 2 năm, anh mới chính thức đặt vấn đề cưới xin. Anh muốn mẹ vợ tương lai hiểu và thực sự đón nhận mình.
Kế hoạch đám cưới, ăn hỏi được người lớn hai bên bàn bạc kỹ lưỡng trong ngày dạm ngõ. Mọi thứ đều suôn sẻ, duy có việc tiền thách cưới là xảy ra mâu thuẫn.
Mẹ tôi bàn với thông gia, phong tục ở Hải Phòng phải có 3 phong bì tiền lễ ‘đen’ - tức là khoản tiền thách cưới, đặt trong mâm trầu cau.
Các bạn mẹ tôi khi dựng vợ, gả chồng cho con cũng đều thực hiện như vậy. Trung bình mỗi phong bì từ 3 triệu đồng - 10 triệu đồng, tùy gia cảnh.
Mẹ tôi chỉ đề nghị đặt vào mỗi phong bì 2 triệu, tổng 3 phong bì là 6 triệu. Thế nhưng, mẹ Phùng phản đối. Bà thẳng thắn đáp lại lời mẹ tôi: ‘Trên nhà tôi không có lệ như vậy. Cưới xin là hạnh phúc của các con, không phải bán buôn mà thách cưới’.
Bị thông gia tương lai đốp chát, mẹ tôi tự ái, thay đổi sắc mặt. Bà nói mát: ‘Lệ dưới tôi như vậy, 3 phong bì không đáng là bao. Thủ tục mâm lễ ra sao? Tôi để nhà trai quyết định nhưng riêng khoản lễ ‘đen’, ông bà tạo điều kiện cho gia đình tôi thoải mái tâm lý. Nếu không thì hoãn lại, bao giờ thống nhất được, hãy tính tiếp'.
Tôi gọi Phùng ra ngoài, dặn anh thuyết phục mẹ. Số tiền đó, chúng tôi sẽ chủ động chi, miễn bà đừng để lộ ra với mẹ tôi.
Sau chút trục trặc đó, hai bên lại bắt tay làm hòa, lo chuyện đại sự cho các con. Ngày ăn hỏi, tôi làm cô dâu xinh xắn, mặc áo dài gấm thêu chỉ vàng. Tiếng nhạc dập dìu phát ra từ bộ loa làm đám hỏi càng thêm chộn rộn. Họ hàng hai bên phục trang lộng lẫy, tươi cười chúc phúc cho hai đứa.
Cho đến khi kết thúc, nhà gái lấy một phần lễ ăn hỏi nhà trai đưa đến, trao lại cho đại diện nhà trai thì chuyện tày đình mới xảy ra.
Trong lúc sắp đồ, mẹ tôi kiểm tra phong bì, mỗi phong bì chỉ có tờ 500 nghìn đồng. Cho rằng bị chơi khăm, mẹ tôi tức giận, chạy xuống nhà hất đổ cả mâm trầu cau, lớn tiếng đuổi nhà trai về. Bà không tiếc lời chỉ trích nhà Phùng keo kiệt, bủn xỉn, tiền thách cưới cũng bớt xén.
‘Con gái tôi chưa về làm dâu, nhà các ông, các bà đã tính toán với nó từng đồng. Chi mấy chục triệu làm lễ hỏi mà tiếc vài triệu tiền thách cưới, hành xử như vậy, không đáng để tôi kết thông gia’, mẹ tôi nói toáng lên.
Tôi bảo Phùng kiểm tra phía mẹ anh, chẳng ngờ bà thừa nhận đã rút lõi phong bì vì thấy yêu cầu thách cưới của mẹ tôi quá vô lý.
Điều mẹ Phùng không ngờ là mẹ tôi sẵn sàng phá hỏng đám hỏi của con gái vì số tiền này. Từ hôm đó đến nay, mẹ tôi sống chết bắt con gái cắt đứt với người yêu. Bà tuyên bố, nếu tôi quyết lấy Phùng, bà sẽ từ mặt.
Sau tất cả khủng hoảng này, liệu tôi và Phùng còn có cơ hội đến với nhau không?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Tâm sự của cô dâu hụt bị hủy hôn vì tiền thách cướiBất ngờ đầu tiên mà Café PHỐ 2019 mang lại là hình ảnh các thiếu nữ xinh đẹp trong trang phục, kiểu tóc mô phỏng hoa hậu H'Hen Nie vẫy tay chào đón khách tham quan.
![]() |
Để tận hưởng không khí lễ hội, du khách trải nghiệm xe điện miễn phí để đến các điểm tham quan. Tại đây, đội ngũ lái xe sẵn sàng phục vụ chu đáo để đảm bảo sự thoải mái cho du khách suốt hành trình.
![]() |
Café PHỐ còn gây ấn tượng với du khách thông qua đại cảnh nhà sàn, chú voi khổng lồ đặt ngay trước cổng hội chợ để khách tham quan có thể ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng.
![]() |
Điểm nhấn đặc biệt không thể bỏ qua của Café PHỐ là Vòng Xoay Đại Ngàn khổng lồ cao đến 6m lần đầu tiên xuất hiện tại Lễ hội Cà phê. Vòng xoay giúp du khách thu trọn quang cảnh Lễ hội Cà phê rực rỡ sắc màu vào tầm mắt và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố cao nguyên từ trên cao.
Tại gian hàng của Cafe PHỐ, du khách còn thưởng thức những ly cà phê thơm lừng, cùng bạn bè chuyện trò rôm rả. Chị Kim Quyên nói: “Mình và gia đình đến đây từ sớm để được trải nghiệm vòng xoay của Café PHỐ; phải xếp hàng nhưng lại được phục vụ cà phê miễn phí. Mọi người rất vui, tha hồ nhâm nhi, trò chuyện trong khi chờ tới lượt".
Điều bất ngờ nhất mà Café PHỐ dành riêng cho du khách ghé thăm gian hàng là chương trình tối 10/3, nơi Hoa hậu H'Hen Nie trong vai trò Đại sứ Thiện chí của Café PHỐ tham gia các hoạt động giao lưu cùng khách tham quan. Tại đây, người dân và du khách trải nghiệm các trò chơi với nhiều thử thách, dưới sự dẫn dắt của chàng MC - Ca sĩ điển trai Ngô Kiến Huy. Nhiều du khách nhận được những phần quà hấp dẫn do chính tay Đại sứ Thiện chí - Hoa hậu H’Hen Niê ký tặng.
![]() |
Hai “ngôi sao” khuấy động không khí lễ hội bằng các điệu nhảy, hoạt động giao lưu và đặc biệt là những thử thách thú vị với sự tham gia của du khách. Những màn “khuấy Phố” độc lạ của người chơi đã khiến người xem vô cùng phấn khích và không ngừng reo hò.
H’Hen chia sẻ: “Được trở về với quê hương, với núi rừng Tây nguyên, H’Hen cảm thấy rất hào hứng và vô cùng hạnh phúc. Hôm nay, H’Hen đã “khuấy” tưng bừng mà không hề cảm thấy mệt, có lẽ tình cảm của mọi người và năng lượng của đại ngàn đã cho H’Hen thêm hứng khởi.”
Hoa hậu nói, cô thấy rất gần gũi khi giao lưu cùng người dân và du khách. “Dù đi xa nơi đâu thì khi trở về quê hương, cũng xúc động dạt dào. H’Hen cảm ơn Café PHỐ đã cho H’Hen có dịp vui cùng mọi người. H’Hen tin rằng Café PHỐ luôn mang đến những hoạt động độc đáo và ý nghĩa như thế này đến người tiêu dùng cả nước, và H’Hen sẽ rất hạnh phúc nếu được tiếp tục đồng hành cùng Café PHỐ".
Đại diện nhãn hàng Café PHỐ cho biết: “Đây là lần thứ 4 liên tiếp Café PHỐ tham gia Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Café PHỐ luôn mong muốn khuấy động không khí hứng khởi, lan tỏa tình yêu cà phê đến với mọi người.”
Khánh An
" alt=""/>H'Hen Niê và Café PHỐ khuấy động Lễ hội Cà phê 2019![]() |
Ảnh: Kiểm Nguyễn |
Những bức ảnh ghi lại hành động đẹp của các chiến sĩ cảnh sát giao thông huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị được chia sẻ rộng khắp trên các trang mạng xã hội.
Người chụp những bức ảnh này là anh Nguyễn Văn Kiểm – giáo viên Trường THPT Bến Hải, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Anh Kiểm cho biết, khoảng 8 giờ sáng ngày 22/4, khi anh đang ngồi trong quán cà phê ở xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh thì thấy một đội tuần tra cảnh sát giao thông đi qua.
‘Lúc đó trời có giông, gió to lắm. Người dân đang gom thóc phơi dưới lòng đường. Thấy vậy, các chiến sĩ này xuống gom thóc cùng bà con, rồi lên xe đi tiếp. Tôi thấy hành động đẹp nên có chụp lại vài bức hình và chia sẻ trên trang cá nhân của mình’.
Anh Kiểm cũng chia sẻ, do là người dân trong huyện nên anh cũng có quen mặt một số chiến sĩ trong đội và xác nhận đây là những chiến sĩ thuộc Đội Cảnh sát giao thông huyện Vĩnh Linh.
Được biết, sau khi giúp bà con gom thóc, Đội Cảnh sát giao thông đã nhắc nhở người dân không nên tái diễn việc phơi thóc trên đường để đảm bảo an toàn giao thông.
![]() |
Ảnh: Kiểm Nguyễn |
Những hành động đẹp của cảnh sát giao thông trên cả nước cũng được người dân ghi nhận nhiều năm nay. Hồi tháng 8/2018, khi đang làm nhiệm vụ tại gầm cầu Mai Dịch, (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Thượng uý Nguyễn Mạnh Tuấn và Đại uý Nguyễn Đăng Dũng thuộc Đội CSGT số 6, Công an TP Hà Nội phát hiện đống phế liệu nằm ngổn ngang trên đường. Hai anh cùng với nữ công nhân đã thu dọn phế liệu, làm sạch đoạn đường, giúp người dân di chuyển thuận lợi vào giờ cao điểm.
Tháng 4/2017, 2 chiến sĩ công an thuộc Đội Cảnh sát Giao thông số 2, Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội cũng nhanh chóng giúp một sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ tới bệnh viện kịp thời, an toàn.
Chỉ tính riêng trong vòng 3 năm từ 2015 tới năm 2017, hơn 10.000 lượt cán bộ cảnh sát đã được các cấp, các ngành, nhân dân biểu dương, ghi nhận về những thành tích giúp đỡ nhân dân khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Vị cảnh sát giao thông tốt bụng vừa qua đời vào ngày 31/3.
" alt=""/>Cảnh sát giao thông Quảng Trị giúp bà con gom thóc trước cơn giông